ĐỒ CÚNG THIÊN Ý


Lời Phật dạy về khẩu nghiệp: Ghi nhớ và tránh ngay kẻo lỡ

Có thể bạn từng cho rằng lời nói không thể gây ra vết thương như đánh đập ai đó nhưng thực tế rất nguy hiểm, thậm chí một lời ác khẩu không đúng thời điểm còn có thể gây ra cái chết của một người. Bên cạnh đó, có những người tính cách thẳng như ruột ngựa và họ cho rằng nói thẳng là để góp ý giúp đối phương sửa đổi mà không hiểu rằng nói thẳng, nói thật có thể là khẩu nghiệp không chừng.
 
Theo Đạo Phật những lời này sẽ tạo ra nghiệp, mà đã là nghiệp thì nó sẽ chi phối đối với đời sống của tự thân người đó. Vì thế, một lời ác khẩu, ác ngữ đều có thể đưa đến hậu quả khó lường.

Trong mười nghiệp của con người thì khẩu nghiệp là bốn, tức gần một nửa. Đó là: Chuyện không nói có, chuyện có nói không; Nói lời hung ác; Nói lưỡi hai chiều; Nói lời thêu dệt. Vì thế, hãy lắng nghe những Lời Phật dạy về khẩu nghiệp để tránh gây ra nghiệp xấu, làm tổn hại phước báu của chính mình:
 
Loi Phat day ve khau nghiep
 

Lời Phật dạy về khẩu nghiệp

 
1. Nặng:
 
Ăn không nói có
 
Nói lời hung ác
 
Nói lưỡi đôi chiều
 
Nói lời thêu dệt
 
Nhẹ:
 
Ăn uống cầu kỳ (cứ con gì cũng ăn cho ngon cho no đi)
 
Phê bình khen chê
 
Rêu rao tứ chúng
 
2. Không được trù người khác bệnh.

3. Nói lời công kích sẽ dễ bị ảnh hưởng.

4. Ăn nói phét lác, trở nên vô dụng

5. Nói yêu người nhưng không làm được sẽ bị người khác lừa gạt
 
6. Hay oán than thì một đời đau khổ

7. Nói lời kiêu ngạo, cả đời không yên ổn

8. Thích gây thị phi, cả đời bị phủ nhận

9. Cười nhạo người khác, mãi mãi thua thiệt. Xem thêm: Họa phúc tại miệng, 4 khẩu nghiệp gánh cả đời không hết
 
Hieu them ve tinh anh em qua loi phat day
Lời Phật dạy về khẩu nghiệp nhắc nhở chúng ta nên cẩn thận hơn trong lời ăn tiếng nói của mình  

10. Ăn nói không có đường lui sẽ gặp đại nạn tuyệt vận. Xem thêm: 9 cách nói chuyện khiến khẩu nghiệp chất chồng
 
11. Cả ngày nói lời tiêu cực, sống một đời sóng gió khổ đau

12. Bạn hỏi Phật ngày nào tốt; Phật hỏi xem bạn có ngày nào bình yên?

13. Câu nói hận đời, đem tới họa oan nghiệt.  

14. Ưa nghe nịnh nọt, cả đời không thành công.

15. Suốt ngày tâng bốc người trong gia đình,cả đời gặp chuyện xấu hổ, mất mặt.
 
16. Hay luận thị phi, chỉ làm kẻ bần hèn, bị thế gian khinh bỉ.

17. Luôn miệng chứng minh bản thân, thì luôn bị người khác hiểu nhầm

18. Thần khẩu nó hại xác phàm, Người nào nói quá họa làm khổ thân. Lỡ chân gượng được đỡ lên. Lỡ miệng gây họa phải đền trả.

19. Nói lời khinh thường đối phương sẽ bị quả báo, nhan sắc bị hủy hoại

Cất lời ly gián, nói hai lời, thì sẽ bị bạn bè oán hận, cô đơn suốt đời.

20. Nổi cáu là tối kỵ của tu hành, là đốt cháy rừng công đức của mình

21. Dù nói hàng ngàn lời nhưng không gì lợi ích, tốt hơn hãy nói một câu có nghĩa, nghe xong được tịnh lạc.

22. Lời nói làm tổn thương người khác, còn nghiêm trọng hơn cả giết người
 
23. Không phải vì nói nhiều mới xứng danh bậc trí, an ổn không oán sợ thật đáng gọi bậc trí.
 
24. Không phải vì nói nhiều là thọ trì chánh pháp, người nghe ít diệu pháp nhưng trực nhận viên dung, chánh pháp không buông lung là thọ trì Phật Pháp.

25. Bất thiện, ác ý với người khác chính là chà đạp chính mình
 
26. Người khôn nói ít, nghe nhiều, lựa lời đối đáp, lựa điều hỏi han.

27. Dễ dàng nịnh hót người khác, rồi sẽ bị người bán đứng
 
28. Thích nói dối thì trí nhớ giảm sút, người đời coi rẻ.
 
29. Chuyện người, chớ nói làm chi, Chuyện mình, mình biết vậy thì mới khôn.
 
30. Nếu bạn nhẫn chịu oan khuất thì bạn là người được phúc báo.
 
 
lang nghe loi phat day de yeu doi lac quan hon
 
 
31. Cái gì cũng không thể nhẫn nại, thành tựu của bạn sẽ bị giới hạn
 
32. Niệm giận vừa khởi lên, triệu cửa nghiệp chướng liền khai mở
 
33. Đừng nói những điều làm tổn thương nhau.
 
34. Thân thể, tâm trạng của con người cùng với tự nhiên dung thành một bức họa

35. Trước người hiền ngõ khôn ngoan. Nhường trên một bước, rộng đường dễ đi
 
36. Trên thế giời này có một loại kinh doanh luôn lỗ vốn, chính là tức giận.

37. Lời nói tuyệt tình gây ra đại nạn.

38. Làm thinh như chánh pháp, nói năng như chánh pháp.

39. Biết rõ về một người, không cần nhất thiết phải tận nói, hãy lưu lại cho người ta ba phần khoảng trống, đây cũng là lưu lại chút “khẩu đức” cho mình.

40. Và sự tu khẩu nghiệp trong thập thiện nghiệp là:
 
- Không nói dối, chỉ nói sự thật.
 
- Không nói thêu dệt, hoa mỹ làm rối loạn lòng người mà nói những gì cần nói, đi thẳng vào vấn đề chứ không nói những lời sáo rỗng.
 
- Không nói hai lưỡi là không nói quanh co dua nịnh, ngồi người này mà lôi chuyện người khác ra mà nói xấu, hay ngồi với người khác mà lôi chuyện người này ra nói xấu.
 
- Không nói đâm thọc nói ác độc, chửi rủa người khác, xúc phạm nhân phẩm, thóa mạ nhau. Không dùng nhữngtừ chửi ra nói kèm trong câu giao tiếp, vì cũng có những người nói quen miệng chứ không có ý gì nhưng đó cũng là đang tạo nghiệp. 

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.